Tình hình chăn nuôi cả nước trong 2 tuần đầu tháng 10 ổn định, dịch bệnh lớn không xảy ra, giá heo ổn định ở mức cao. Theo Tổng cục Thống kê, chăn nuôi trâu bò cả nước ổn định, đàn trâu giảm nhẹ so cùng kỳ 2013; đàn bò thịt không có nhiều biến động. Đàn bò sữa tăng khá, tập trung tăng nhiều ở một số địa phương: Hà Nội, Nghệ An, Sơn La, Lâm Đồng, TpHCM và Long An. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 9 tháng giảm 0,5% so cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt bò hơi tăng 2,1%. Chăn nuôi heo có nhiều thuận lợi do dịch tai xanh đã được khống chế, giá thịt heo hơi ổn định ở mức cao nên người chăn nuôi yên tâm sản xuất. Đàn heo tăng 1,5 – 2,0% so cùng kỳ 2013; sản lượng thịt hơi tăng 2,2%
Xu hướng chăn nuôi heo đang dịch chuyển mạnh từ chăn nuôi nhỏ lẻ, có hiệu quả thấp sang hình thức gia trại, trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tổng đàn gia cầm tăng 2,0% so cùng kỳ 2013, sản lượng thịt gia cầm tăng 2,8%. Các hộ chăn nuôi đang tái đàn phục vụ thị trường Tết.
Hiện giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giảm mạnh so với những năm trước. Chỉ số mặt hàng thiết yếu của Bloomberg đang giảm sâu nhất, bằng với năm 2009, đồng thời sản lượng các nông sản dự báo tăng đột biến từ sau kỳ thu hoạch tháng 9 và 10 của Mỹ.
Tính đến thời điểm 13/10/2014, cả nước không còn địa phương nào có dịch LMLM, dịch heo tai xanhb và cúm gia cầm A/H5N6 chưa qua 21 ngày (Theo Cục Thú y).
Thị trường sản phẩm chăn nuôi tại Đông Nam Bộ (vùng chăn nuôi công nghiệp trọng điểm của cả nước):
Biểu đồ: Diễn biến giá heo, gà và vịt hơi (giá tại trại) tại vùng Đông Nam Bộ đến 14/10/2014.
Xem chi tiết tại: http://channuoivietnam.com/bieu-2/
Nguồn: http://channuoivietnam.com/
So sánh giá heo hơi Việt Nam thời điểm 14/10/2014 với một số quốc gia trên thế giới cho thấy: Giá heo hơi Việt Nam thấp hơn nhiều nước châu Á: Philippine (-17,7%), Thái Lan (-6,0%), Trung Quốc (-6,0%) và cao hơn các nước: Hà Lan (+60,3%), Tây Ban Nha (+40,5%), Ý (+20,8%), Chile (+15,6%). Lưu ý: giá heo hơi của Trung Quốc bắt đầu cao hơn Việt Nam (ngày 12/9) sau 6 tháng giá thấp liên tục trong năm 2014 (Nguồn: Tạp chí Heo thế giới).
So sánh giá heo hơi Việt Nam và một số nước châu Á (từ ngày 13/10/2013 – 13/10/2014): http://channuoivietnam.com/gia-ca-thi-truong/tt-ngoai-nuoc/
Tham khảo dự báo thị trường một số sản phẩm chăn nuôi: http://channuoivietnam.com/bieu-du-bao-gia-heo-ga-vit-vung-dong-nam-bo/
Hình minh họa
Tình hình nhập khẩu vật tư chăn nuôi (cập nhật trước ngày 15 hàng tháng)
- Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu:
Theo Bộ NN&PTNT, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong tháng 8/201 đạt 286 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm đạt gần 2,21 tỉ USD, tăng 8,6% so cùng kỳ 2013. Các thị trường cung cấp chính: Achentina (35,6%), Hoa Kỳ (13,0%), Trung Quốc (9,9%), Braxin (8,1%), Ý (6,7%), Ấn Độ (4,6%), Thái Lan (3,3%), Đài Loan (2,4%), Indonesia (2,4%)… Dự báo kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu cả nước trong tháng 9/2014 ước đạt 331 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu cả 9 tháng lên 2,54 tỉ USD, tăng 7,1% so 9 tháng 2014.
Lượng ngô nhập khẩu trong tháng 8/2014 đạt 265 ngàn tấn (69 triệu USD). Tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 8 tháng đạt 2,9 triệu tấn và 758 triệu USD. Các thị trường nhập khẩu chính: Braxin (46,6% tổng kim ngạch nhập khẩu), Ấn Độ (20,2%) và Thái Lan (6,2%), Achentina (5,7%), Campuchia (0,8%) và Lào (0,3%). Dự báo lượng và kim ngạch nhập khẩu ngô trong tháng 9 ước đạt 230 ngàn tấn và 63 triệu USD.
Lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 8/2014 đạt 120.000 tấn, trị giá 65 triệu USD. Tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu cả 8 tháng đạt 1,1 triệu tấn và 661 triệu USD. Dự báo lượng và kim ngạch nhập khẩu đậu tương cả nước trong tháng 9/2014 ước đạt 65 ngàn tấn và 40 triệu USD.
-Giống lợn: (cập nhật 14/10/2014)
Tổng lượng nhập trong 9 tháng là 1.738 con, tăng 86,5% so cùng kỳ 2013. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 1,66 triệu USD, tăng 70,8% so cùng kỳ 2013. Giá lợn giống nhập khẩu bình quân của các lô hàng: 954 USD/ con. Các lô hàng nhập khẩu lợn giống thuần chủng từ Anh có giá nhập khẩu cao nhất, bình quân đạt 5.116 USD/ con giống.
Lợn đực giống nhập khẩu chiếm 7,4% tổng đàn, nhiều nhất là lợn đực Landrace chiếm 44,5%, Duroc chiếm 22,7%. Xét về cơ cấu giống lợn nhập khẩu: Yorkshire (74,9%), Landrace (12,1%), Pietrain (7,2%) và Duroc (5,8%).
Phân tích thị trường nhập khẩu cho thấy: trong 9 tháng đầu năm có 6 thị trường cung cấp lợn giống cho Việt Nam (tăng 2 thị trường: Canada, Anh và giảm 2 thị trường: Hà Lan, Luxembourg). Các thị trường có lượng nhập tăng mạnh: Mỹ (57,8%), Canada (26,3%). Lượng lợn giống nhập khẩu từ Mỹ tăng từ 46,3% (9 tháng 2013) lên 57,8% (9 tháng 2014). Lượng lợn giống nhập khẩu từ Thái Lan giảm mạnh từ 39,1% xuống còn 7,2%. Trong 9 tháng đầu năm có 27 lô hàng heo giống nhập khẩu vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất (88,5%), cửa khẩu Cha Lo – Quảng Bình (7,2%) và sân bay Nội Bài (4,3%). Nhìn chung lượng lượng và giá trị nhập khẩu con giống tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013. Đây là nguồn gen quý, làm cơ sở để nhân giống, cải tiến nâng suất, chất lượng đàn giống hiện có trong nước. Lượng và chất lợn giống nhập khẩu tăng vọt cho thấy nhu cầu con giống tốt trong sản xuất là rất lớn, dự báo thị trường giống sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
-Giống gia cầm: (cập nhật 14/10/2014)
Tổng lượng gia cầm giống nhập khẩu trong 9 tháng là 1.247.247 con, giảm 14,8% so cùng kỳ năm 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu gia cầm giống đạt 4,78 triệu USD (giảm 13,9%). Giá nhập khẩu bình quân: 3,83 USD/ con giống, tăng 0,03 USD/ con so cùng kỳ 2013.
Xét về cơ cấu giống nhập khẩu: có 11 giống nhập khẩu; chủ yếu: Ross 308 và 344 (44,1%), Indian River Meat (21,1%), Cobb 500 (20,5%), Hubbard (7,0%), Isa Brown (4,2%), Hisex Brown (1,7%), Isa Shaver (1,5%), Sasso (1,5%), Novogen Brown (1,3), Hy-line Brown (1,0%) và vịt giống GL 30 & 50 các dòng A, B, C, D (0,3%).
Xét về thị trường cung cấp: có 8 nước cung cấp gia cầm giống cho Việt Nam. Tăng 1 thị trường là New Zealand và giảm 1 thị trường là CH Séc. Các thị trường cung cấp gia cầm giống đều giảm ngoại trừ New Zealand và Mỹ. Các nước cung cấp chính: Mỹ (58,4%), Pháp (21,1%). Lượng gia cầm giống nhập khẩu qua cửa khẩu của TpHCM (57,2%) và Hà Nội (42,8%). Nhìn chung, do ảnh hưởng bởi thị trường gà trong nước, tổng lượng gia cầm giống nhập khẩu trong 9 tháng giảm 14,8% so cùng kỳ 2013. Lượng nhập giảm chủ yếu trong 3 tháng 6, 7 và 8.
-Thịt lợn: (cập nhật 14/10/2014)
Tổng lượng nhập khẩu trong 9 tháng đạt 2.351 tấn, giảm 0,2% so cùng kỳ 2013; kim ngạch nhập khẩu đạt 4,6 triệu USD (giảm 1,3%); thịt nhập khẩu chủ yếu là thịt vai, thịt đùi, ba rọi, chân giò đông lạnh… có giá nhập khẩu bình quân đạt 1,95 USD/kg. Thịt lợn nhập khẩu chủ yếu từ 9 thị trường: Canada (24,5%), Tây Ban Nha (26,6%), Mỹ (16,6%), Đức (11,9%), Đan Mạch (11,2%), Pháp (4,1%), Ba Lan (2,3%) và Úc (1,7%). Từ kết quả phân tích thị trường nhập khẩu cho thấy lượng thịt nhập tăng chủ yếu từ Tây Ban Nha (tăng từ 4% lên 26,6%) và các thị trường cung cấp mới như Đức, Đan Mạch, Pháp, Úc. Các thị trường truyền thống cũ đều giảm tỉ trọng so với năm 2013, cụ thể: Canada giảm từ 53,3% còn 24,5%, Mỹ giảm từ 32,3% còn 15,6%. Trong 9 tháng có 121 lô hàng thịt lợn nhập chính ngạch vào Việt Nam chủ yếu thông quan tại các cảng của Hải Phòng (chiếm 66,8%), TpHCM (chiếm 32,9%) và một ít về sân bay Nội Bài (Hà Nội). Nhìn chung, lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam bình quân đạt 260 tấn/ tháng. Lượng thịt heo nhập khẩu tăng đột biến trong tháng 5/2014, đạt 475 tấn.
-Thịt gà: (cập nhật 14/10/2014)
Tổng lượng nhập trong 9 tháng đầu năm đạt 68.755 tấn (tăng 27,0% so cùng kỳ năm 2013), tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 72,8 triệu USD (tăng 23,7% so cùng kỳ 2013). Thịt gà nhập khẩu từ từ 23 quốc gia, chủ yếu từ Mỹ, Braxin, Hàn Quốc, Ucraina, Iran và Ba Lan. Trong đó, lượng nhập từ Mỹ chiếm 55,5%, Braxin 17,2%, Hàn Quốc 12,3%, Ucraina 3,4%, Iran 3,1% và Ba Lan 2,9%. Nhìn chung lượng và kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường đều tăng ngoài trừ Hàn Quốc (giảm từ 29,1% còn 12,3% thị phần). Trong 9 tháng có 1.982 lô hàng thịt gà nhập khẩu về Việt Nam. Lượng thịt gà nhập về thông qua các cảng, cửa khẩu tại TpHCM (chiếm 60,3%), Hải Phòng (chiếm 33,2%), Đà Nẵng (chiếm 3,4%), BRVT (chiếm 2,3%); lượng còn lại được nhập vào Quảng Ninh, Hà Nội và Tây Ninh.
-Trâu, bò thịtsống: (cập nhật 14/10/2014)
Tổng lượng trâu, bò thịt sống nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm đạt 176.6000 con (tăng 61,8% so cùng kỳ 2013), kim ngạch nhập khẩu đạt 155,7 triệu USD (tăng 233,6%). Trong đó, đàn bò thịt thương phẩm chiếm 87,7% tổng đàn, 92,9% kim ngạch nhập khẩu. Trâu chiếm 12,3% tổng đàn và 7,1% giá trị nhập khẩu. Có 2 quốc gia xuất khẩu trâu bò sang Việt Nam là Úc (chiếm 82,2% về kim ngạch và 61,6% về số lượng nhập khẩu) và Thái Lan (chiếm 17,8% và 38,4% về giá trị và lượng nhập). Lượng trâu bò sống nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu qua 10 tỉnh, thành phố: Quảng Bình (35,9% tổng đàn), TpHCM (28,8%), Nghệ An (12,3%), Hải Phòng (7,3%), Quảng Ninh (5,7%), Đồng Nai (4,8%), còn lại qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Long An và Bình Dương.
-Các sản phẩm thịt khác: (cập nhật 14/10/2014)
Lượng và giá trị nhập khẩu một số sản phẩm thịt khác trong 9 tháng đầu năm 2014: thịt trâu bò không xương (425 tấn, 4,7 triệu USD), thịt trâu bò có xương (20.773 tấn, 57,5 triệu USD), thịt dê cừu (731 tấn, 5,0 triệu USD).
Người tổng hợp: Đ.H.P
Nguồn tin: http://channuoivietnam.com/