Thứ hai, 12 Tháng 5 2014 14:03

ĐỘC TỐ NẤM MỐC TRONG THỰC PHẨM ĐỘNG VẬT

I. Tình hình nhiễm độc tố nấm mốc trong thực phẩm gia súc trên thế giới và trong nước:

Ñộc tố nấm mốc đã được phát hiện ra rất sớm ngay từ đầu thập niên 60. Từ khi phát hiện ra aflatoxin thì khoảng 15 năm sau, người ta đã phát hiện thêm 7 loại độc tố nấm mốc khác có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và năng suất của gia súc, gia cầm. Ngày nay con số này mỗi ngày một tăng lên đến trên 300 loại độc tố nấm mốc. Sự nhiễm độc tố nấm mốc trong nông sản trở thành vấn đề toàn cầu.

ĐT2

Ví dụ ở Đức có 84% trên 1,000 mẫu nông sản thực phẩm kiểm tra có nhiễm tricothecene, 13% số mẫu lương thực như lúa mì, lúa mạch, yến mạch bị nhiễm ochratoxin. Ở Ấ

n Độ có 8% số mẫu bã dầu hướng dương có nhiễm đồng thời cả 2 loại độc tố T-2 và ochratoxin.Ở Mỹ có rất nhiều mẫu bắp kiểm tra cho thấy có sự nhiễm vomitoxin (DON) ở mức 1000 ppb. Ở Úc, Trên bắp thấy có cả 3 loại độc tố nấm mốc aflatoxin, fumonisinzearalenon. Theo Bangalore (Ấn Độ) thì các loại độc tố nấm mốc khác nhau có ưu thế ở nhữ

ng vùng khác nhau trên thế giới. Ở Bắc Âu thì ochratoxinvomitoxin là vấn đề đang được quan tâm nhất. Còn ở Nam Mỹ thì độc tố nấm mốc có ưu thế lại là aflatoxinfumonisin. Nhưng theo Brathers và Wyatt thuộc đại học Georgia ở Mỹ khảo sát trên 192 mẫu thức ăn từ 3 vùng địa lý khác nhau ở Mỹ thì cho rằng sự nhiễm độc tố nấm mốc không có liên quan gì đến các vùng địa lý.

ÔÛ Việt Nam nhiều nơi ép dầu phộng thủ công, độ ẩm còn cao, sau đó xếp thành chồng. Giữa các lớp bánh dầu có độ ẩm cao là môi trường thích hợp cho nấm phát triển. Nếu kho trữ thức ăn lâu ngày không làm vệ sinh, diệt nấm thì trong không khí sẽ có rất nhiều bào tử nấm tấn công nhanh các nguyên liệu này sinh ra nhiều độc tố trong thức ăn. Nấm sinh ra trong kho dự trữ phổ biến nhất là AspergilusPennicilin. Độc tố sinh ra chủ yếu là aflatoxin, sau đó là ochratoxin, rubratoxincinitrin; gây tổn hại nặng trên thú, làm hư gan thận, tạo ra màng bọc ống tiêu hóa do tế bào niêm mạc bị chết bong ra, giảm hấp thu dưỡng chất, có thể gây tử vong trên số lớn gia cầm con và heo con.

Hàm lượng aflatoxin trong một số thực liệu làm thức ăn gia súc ở Việt Nam

Tên nguyên liệu

n

(số mẫu)

Hàm lượng aflatoxin trung bình (ppb)

Hàm lượng aflatoxin tối đa (ppb)

Bắp hạt

25

205

600

Gạo và tấm gạo

2

22

25

Đậu nành hạt

1

50

50

Cám gạo

3

29

55

Khô dầu mè

3

8

10

Khô dầu dừa

7

17

50

Khô dầu đậu nành

4

12

50

Khô dầu phộng

29

1200

5000

Bột khoai mì lát

1

40

40

Thức ăn hỗn hợp

28

105

500

Trần Văn An (1991)

Theo Trần Văn An và cộng sự (1997) thì bã dầu phộng và bắp là 2 loại thực phẩm dễ nhiễm aflatoxin nhất. Bắp thu hoạch vào mùa mưa dễ nhiễm hơn mùa khô, vì lúc này phơi khô không kịp thời nên có nhiều cơ hội cho nấm mốc phát triển sinh ra độc tố gây hại cho gia súc gia cầm.

Hàm lượng aflatoxin thay đổi theo mùa ở các tỉnh phía Nam

Tên nguyên liệu

n

(số mẫu)

Hàm lượng aflatoxin trung bình (ppb)

Hàm lượng aflatoxin tối đa (ppb)

Mùa mưa

Khô dầu phộng

Bắp vàng làm TĂGS

17

18

1520

240

5000

750

Mùa khô

Khô dầu phộng

Bắp vàng làm TĂGS

18

13

525

120

1160

450

II. Những tác hại của độc tố nấm mốc gây ra:

1. Gây tổn thương tế bào gan:

ĐT3

Tất cả các trường hợp xác định sự ngộ độc aflatoxin đều có bệnh tích giống nhau ở chỗ gan của động vật bị nhiễm đều hư hại nặng. Tùy theo mức độ nhiễm ít hay nhiều, lâu hay mau mà bệnh tích trên gan có khác nhau. Biểu hiện chung là ban đầu gan biến thành màu vàng tươi, mật sưng. Sau đó gan sưng to lên,túi mật căng phồng và bắt đầu nổi các mụt nhỏ trên bề mặt gan làm cho nó gồ ghề đôi khi có những nốt hoại tử màu trắng. Sau cùng do nhiễm khuẩn mà gan trở nên bở, dễ bể.

2.Thận cũng bị sưng to:

Làm cho việc bài thải chất độc ra khỏi cơ thể cũng trở nên hết sức khó khăn. Từ đó làm cho triệu chứng ngộ độc càng trở nên trầm trọng.

3.Làm giảm khả năng đề kháng của động vật, ức chế hệ thống miễn dịch:

Khi nhiễm độc aflatoxin cơ thể rất mẫn cảm với các loại bệnh thông thường, có thể gây tử vong cho thú.

4. Bào mòn niêm mạc của ống tiêu hóa:

Làm giảm khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Lớp tế bào niêm mạc bị chết, bong ra và bị khô lại làm cản trở sự vận chuyển thức ăn đi trong ống tiêu hóa.

5. Làm thay đổi hoạt động sinh lý bình thường, gây ra rối loạn sinh sản:

thú cái mang thai có thể gây ra chết thai, khô thai hoặc sảy thai.

6. Làm giảm tính ngon miệng đối với thức ăn:

Do sự phát triển của nấm mốc làm mất mùi của thức ăn. Độc tố vomitoxin làm giảm mạnh tính ngon miệng của động vật đối với thức ăn. Từ đó làm cho sinh trưởng chậm lại, chuyển hóa thức ăn trở nên kém.

7. Làm hư hại các vitamin trong thức ăn: Do sự lên men phân giải của nấm mốc.

8. Một số độc tố nấm mốc có khuynh hướng gây ung thư:

Không những gây thiệt hại khá lớn trong chăn nuôi, mà sự tồn dư độc tố nấm mốc trong sản phẩm chăn nuôi có thể gây ung thư cho người, chính và vậy mà một số độc tố nấm mốc như aflatoxin được nhiều nước trên thế giới đưa vào luật để kiểm soát thực phẩm.

Ngoài các tác hại gây ra cho cơ thể, khi nấm mốc phát triển trong thức ăn, lên men phân giải các nguồn dưỡng chất như glucid, protein, acid amin, vitamin,… làm cho thức ăn bị giảm giá trị nghiêm trọng, làm mất mùi tự nhiên, chuyển sang mùi hôi mốc, thú không thích ăn.

10. Hậu quả cuối cùng là làm giảm thấp sự sinh trưởng, sức sản xuấttrứng, sữa, giảm độ cứng chắc của xương, biến dạng bộ xương.

III. Các giai đoạn và nguồn lây nhiễm độc tố nấm mốc:

Trong thực tế sản xuất người ta thấy có 3 nguồn nhiễm quan trọng nhất, đó là:

  1. Nhiễm ngoài đồng lúc thu hoạch:

    Ñiều này được nhận biết rõ nhất là bắp, khi chín khô ngoài đồng, chưa thu hoạch kịp, gặp mưa có độ ẩm cao, các loại nấm mốc có nguồn gốc từ đất như Fusarium, Aspergillus xâm nhập và phát triển sản xuất ra các loại độc tố tích lũy trong bắp: F2-toxin, T2-toxinaflatoxin gây bệnh hàng loạt cho heo và gà đẻ mà trước tiên là gây rối loạn sinh sản, có hại đến hoạt lực tinh trùng. Ở heo nái gây ra sưng âm hộ đỏ, gây sảy thai, giảm tiết sữa. Đôi khi bào thai bị dị dạng, dễ chết khi sinh ra. Muốn khắc phục tình trạng này, trồng bắp vụ đầu khi thu hoạch trong mùa mưa thì không nên để lâu ngoài đồng mà nên thu hoạch kịp thời, đem về sấy, phơi khô liền.

  2. Nhiễm trong kho khi bảo quản dự trữ thức ăn:

 

Nguyên nhân chủ yếu là do độ ẩm trong thức ăn còn cao (>14%) đã đem dự trữ hoặc do độ ẩm không khí trong kho cao hấp thu vào nguyên liệu, do chênh lệch nhiệt độ ngày đêm làm cho nước ngưng tụ trên bề mặt thức ăn gây ra hiện tượng ẩm cục bộ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Người ta có quan sát ở vùng Trung Đông với các silo dự trữ bắp hiện đại vẫn bị nhiều nấm độc. Nguyên do là ban ngày nhiệt độ môi trường lên rất cao, có khi 40oC nên nước trong nguyên liệu bay ra bão hòa không khí trong các silo, đêm đến nhiệt độ hạ rất thấp, hơi nước ngưng tụ ở lớp bắp ngoài cùng làm cho nó bị nhiễm nấm độc.

 

3. Nhiễm trong chuồng khi cho ăn:

 

Trong thực tế nuôi dưỡng gia súc, nếu thức ăn rơi đổ nhiều xuống nền chuồng, hoặc thức ăn bị ẩm đọng lại trong máng lâu ngày là môi trường thuận lợi để cho nấm mốc phát triển sinh ra độc tố. Nếu để cho thú quá đói khi tiến hành hạn chế thức ăn, thú sẽ ăn lại thức ăn rơi này với số lượng nhiều có thể gây ra ngộ độc.

 

IV. Mức an toàn của độc tố nấm mốc ở trong thức ăn:

 

Ñể thiết lập mức độ an toàn cho độc tố nấm mốc không đơn giản, bởi vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập mức an toàn:

 

Chủng loại độc tố nấm mốc: Aflatoxin, ochratoxin và có thể fumonisin cũng là các tác nhân gây ung thư khi bị nhiễm lâu dài. Do đó, đòi hỏi nồng độ của những chất này trong thực phẩm phải ở mức thấp nhất có thể thực hiện được. Mức giới hạn trong thức ăn của con người phải như thế nào để không giới hạn quá đáng nguồn thực phẩm cung cấp trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời ở mức này có khả năng phân tích định lượng được. Mức cho phép trong thức ăn gia súc phải ở mức đủ thấp không gây hại cho gia súc về mặt sức khỏe cũng như hiệu quả kinh tế, đồng thời dư lượng của chúng trong sản phẩm thịt, trứng , sữa không gây hại cho con người khi tiêu thụ lâu dài.

 

Loài thú: Mỗi loài gia súc có sức kháng một lượng độc tố nấm mốc nhất định; khả năng đề kháng này còn tùy thuộc vào giai đoạn tuổi, sức sản xuất, tình trạng sức khỏe. Nói chung thú nhai lại trưởng thành có khả năng chịu đựng mức độc tố cao hơn thú đơn vị

 

Tuổi thú: Thú non chịu đựng độc tố kém hơn thú trưởng thành.

 

Tính biệt:

 

Thú cái mang thai mẫn cảm với một số loại độc tố như zearalenon nhiều hơn.

 

Vì tính chất phức tạp của độc tố nấm mốc, vì trình độ sản xuất rất khác nhau giữa các nước nên sẽ rất khó khăn để có quy định chung về mức cho phép. Vì lẽ đó khi mua bán nông sản trên thế giới phải tuân thủ theo quy định của nước nhập khẩu, hoặc khối các nước trong khu vực.

 

Aflatoxin: Đối với nhóm heo con theo mẹ 1-20 ngày tuổi, hàm lượng tối đa tổng các aflatoxin là < 30 ppb trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm. Và đối với nhóm heo còn lại là < 200 ppb.

 

Ochratoxin A: Đối với thức ăn hỗn hợp cho heo < 100 ppb.

 

V. Những giải pháp phòng ngừa độc tố nấm mốc:

 

 

  1. Kiểm tra, khống c


    hế độ ẩm và nhiệt độ thích hợp:
  2. Kiểm soát và trừ khử côn trùng, sâu mọt trong kho:
  3. Sử dụng hóa chất để chống mốc:
  4. Biện pháp vật lý để loại trừ độc tố nấm mốc:
  5. Làm mất hiệu lực aflatoxin:6.Ñiều tiết khẩu phần ăn khi thú đã bị nhiễm độc độc tố nấm mốc:
    1. Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi nhiệt độ:
    2. Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi ánh sáng:
    3. Làm mất hiệu lực của aflatoxin bởi chất oxy hóa:
    4. Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi NH3:
    5. Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất hấp phụ bề mặt:

Ñiều này được nhận biết rõ nhất là bắp, khi chín khô ngoài đồng, chưa thu hoạch kịp, gặp mưa có độ ẩm cao, các loại nấm mốc có nguồn gốc từ đất như Fusarium, Aspergillus xâm nhập và phát triển sản xuất ra các loại độc tố tích lũy trong bắp: F2-toxin, T2-toxinaflatoxin gây bệnh hàng loạt cho heo và gà đẻ mà trước tiên là gây rối loạn sinh sản, có hại đến hoạt lực tinh trùng. Ở heo nái gây ra sưng âm hộ đỏ, gây sảy thai, giảm tiết sữa. Đôi khi bào thai bị dị dạng, dễ chết khi sinh ra. Muốn khắc phục tình trạng này, trồng bắp vụ đầu khi thu hoạch trong mùa mưa thì không nên để lâu ngoài đồng mà nên thu hoạch kịp thời, đem về sấy, phơi khô liền.

Nguyên nhân chủ yếu là do độ ẩm trong thức ăn còn cao (>14%) đã đem dự trữ hoặc do độ ẩm không khí trong kho cao hấp thu vào nguyên liệu, do chênh lệch nhiệt độ ngày đêm làm cho nước ngưng tụ trên bề mặt thức ăn gây ra hiện tượng ẩm cục bộ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Người ta có quan sát ở vùng Trung Đông với các silo dự trữ bắp hiện đại vẫn bị nhiều nấm độc. Nguyên do là ban ngày nhiệt độ môi trường lên rất cao, có khi 40oC nên nước trong nguyên liệu bay ra bão hòa không khí trong các silo, đêm đến nhiệt độ hạ rất thấp, hơi nước ngưng tụ ở lớp bắp ngoài cùng làm cho nó bị nhiễm nấm độc.

3. Nhiễm trong chuồng khi cho ăn:

Trong thực tế nuôi dưỡng gia súc, nếu thức ăn rơi đổ nhiều xuống nền chuồng, hoặc thức ăn bị ẩm đọng lại trong máng lâu ngày là môi trường thuận lợi để cho nấm mốc phát triển sinh ra độc tố. Nếu để cho thú quá đói khi tiến hành hạn chế thức ăn, thú sẽ ăn lại thức ăn rơi này với số lượng nhiều có thể gây ra ngộ độc.

IV. Mức an toàn của độc tố nấm mốc ở trong thức ăn:

Ñể thiết lập mức độ an toàn cho độc tố nấm mốc không đơn giản, bởi vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập mức an toàn:

Chủng loại độc tố nấm mốc: Aflatoxin, ochratoxin và có thể fumonisin cũng là các tác nhân gây ung thư khi bị nhiễm lâu dài. Do đó, đòi hỏi nồng độ của những chất này trong thực phẩm phải ở mức thấp nhất có thể thực hiện được. Mức giới hạn trong thức ăn của con người phải như thế nào để không giới hạn quá đáng nguồn thực phẩm cung cấp trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời ở mức này có khả năng phân tích định lượng được. Mức cho phép trong thức ăn gia súc phải ở mức đủ thấp không gây hại cho gia súc về mặt sức khỏe cũng như hiệu quả kinh tế, đồng thời dư lượng của chúng trong sản phẩm thịt, trứng , sữa không gây hại cho con người khi tiêu thụ lâu dài.

Loài thú: Mỗi loài gia súc có sức kháng một lượng độc tố nấm mốc nhất định; khả năng đề kháng này còn tùy thuộc vào giai đoạn tuổi, sức sản xuất, tình trạng sức khỏe. Nói chung thú nhai lại trưởng thành có khả năng chịu đựng mức độc tố cao hơn thú đơn vị

Tuổi thú: Thú non chịu đựng độc tố kém hơn thú trưởng thành.

Tính biệt:

Thú cái mang thai mẫn cảm với một số loại độc tố như zearalenon nhiều hơn.

Vì tính chất phức tạp của độc tố nấm mốc, vì trình độ sản xuất rất khác nhau giữa các nước nên sẽ rất khó khăn để có quy định chung về mức cho phép. Vì lẽ đó khi mua bán nông sản trên thế giới phải tuân thủ theo quy định của nước nhập khẩu, hoặc khối các nước trong khu vực.

Aflatoxin: Đối với nhóm heo con theo mẹ 1-20 ngày tuổi, hàm lượng tối đa tổng các aflatoxin là < 30 ppb trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm. Và đối với nhóm heo còn lại là < 200 ppb.

Ochratoxin A: Đối với thức ăn hỗn hợp cho heo < 100 ppb.

V. Những giải pháp phòng ngừa độc tố nấm mốc:

 

  1. Kiểm tra, khống chế độ ẩm và nhiệt độ thích hợp:ĐT4

 

Phải sấy khô nguyên liệu trước khi đưa vào kho dự trữ. Muốn giữ nguyên liệu tốt, ta cần có những quy định tình trạng hạt trong điều kiện dự trữ cụ thể. Có sự cân bằng giữa độ ẩm không khí, độ ẩm nguyên liệu và cân bằng này thay đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

Lượng nước trong nguyên liệu có 2 dạng: Nước kết hợp, liên kết chặt với chất hữu cơ, khoáng trong nguyên liệu; Nước tự do dễ dàng bay ra hoặc hấp thu vào nguyên liệu, ta gọi là nước hoạt động. Chính lượng nước này có thể gây ra tình trạng ẩm cục bộ cho nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Thường trong bồn chứa thức ăn hạt, khi nhiệt độ lên cao, nước tự do bay hơi ra bên ngoài và khi gặp lạnh nó ngưng tụ làm thành một lớp thức ăn ẩm ướt bao bọc xung quanh tạo ra một môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Khi nấm mốc phát triển hô hấp mạnh tiếp tục sinh ra nước sẽ tăng thêm độ ẩm và đưa đến sự hư hỏng toàn khối thức ăn.

Muốn giải quyết tình trạng trên, không có cách nào khác hơn là phải cung nhiệt và thông thoáng bổ sung thì mới giữ thức ăn lâu được. Nếu kinh tế còn thấp kém thì trong kho người ta xếp thức ăn trong bao và theo lô hẹp, có lối đi lại trống để lợi dụng sự thông thoáng tự nhiên.

Người ta nhận thấy có mối liên hệ giữa sự phá hại của sâu mọt, côn trùng trong nguyên liệu và sự phát triển nấm mốc. Điều này có thể giải thích bởi 2 lí do sau:

Hoạt động trao đổi chất của côn trùng, sử dụng chất hữu cơ trong nguyên liệu, hô hấp sinh ra nước làm cho môi trường dự trữ thức ăn ngày càng ẩm thêm, tạo điiều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.

Côn trùng sâu mọt đục khoét hạt, di chuyển trong nguyên liệu mang trên mình nó những bào tử nấm phát tán nhanh trong nguyên liệu. Theo tài liệu FAO (1979) thì côn trùng sâu mọt có thể làm tăng sự phát triển của nấm mốc lên từ 10-30%.

Chính vì lẽ trên ta cần phải kiểm tra độ nhiễm côn trùng để có biện pháp phòng trừ.

Những ưu, nhược điểm của các chất chống mốc

Các hóa chất chống nấm

Những ưu điểm

Những nhược điểm

Các acid hữu cơ

Propionic

Acetic

Formic

Benzoic

Sorbinic

Rất dễ kiếm

Có thể phun bay hơi

Chống lại vi sinh vật

Chống nấm tốt

Dễ hỗn hợp

Ăn mòn thiết bị chứa, có mùi

Dễ phân hủy theo thời gian

Có hại cho Vitamin E

Kết tủa chất đạm

Hiệu lực chống nấm kém

Các muối của acid

Natrium diacetat

Calcium propiorat

Natrium propiorat

Amonium propiat

Natrium benzoat

Rất rẻ

Không hại các chất dinh dưỡng khác

Không hại các chất dinh dưỡng khác

Không hại các chất dinh dưỡng khác

Trộn đều vào thức ăn rất dễ

Chỉ ức chế nấm một phần

Rất dễ bị phân hủy

Rất dễ bị phân hủy

Rất dễ bị phân hủy

Formalin

Rẻ, kháng tất cả vi sinh vật

Độc hại

Gentian violet

Kháng lại vi sinh vật

Độc hại – kết tủa protein

Có nhiều phương pháp vật lý để loại trừ hoặc giảm thiểu sự nhiễm độc tố nấm mốc trong nguyên liệu. Có các giải pháp sau:

ĐT5

Loại bỏ những nguyên liệu nhiều nấm, sử dụng phần không nhiễm nấm. Cần lưu ý là không nên dùng bàn chải chà trên bề mặt cho sạch bào tử và phơi sấy cho bay bào tử là có thể giảm được độc tố vì độc tố sinh ra trong các sợi nấm nằm sâu trong nguyên liệu; Loại nào không bị nhiễm tách riêng; loại bị nhiễm tách riêng ra khỏi nguyên liệu. Để phân biệt nguyên liệu nhiễm ta coi ở phần phôi của hạt như bắp nếu có thấy có màu khác thường (vàng, đen, đỏ) phải loại bỏ.

Loại bỏ aflatoxin trong dầu: Sử dụng hạt đậu phộng đã nhiễm aflatoxin mà ép dầu thì trong dầu thô cũng còn khá nhiều aflatoxin. Theo kết quả phân tích mẫu dầu thô ở một xí nghiệp dầu (Trần Văn An, 1991) thì biến động từ 240 – 500 ppb aflatoxin. Sau khi qua hệ thống lọc bằng cột hấp phụ than hoạt tính thì chỉ còn 5 – 10 ppb, từ đây mới được tiêu thụ.. Ngày nay người ta đã chế ra được hệ thống lọc hấp phụ (adsorbent filter) có thể lọc tách aflatoxin ra khỏi dầu từ 95 – 100%.

5. Làm mất hiệu lực aflatoxin:

  1. Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi nhiệt độ:

 

Nguyên lý của của phương pháp này là làm biến đổi thành phần hóa học của aflatoxin hoặc thay đổi nhóm hoạt động trong phân tử aflatoxin. Những nghiên cứu gần đây ở CFTRI (Central Food Technological Research Institute) Mysore, Ấn Độ, người ta thấy khi đem gạo nhiễm aflatoxin nấu dưới áp suất hơi nước có gần 70% aflatoxin bị phá hủy. Nấu ở áp suất 1 atm có thể phá hủy đến 50% aflatoxin. Nướng khô và chiên dầu có thể làm cho 65% aflatoxin bị phá hủy. Ngày nay người ta sử dụng rộng rãi phương pháp này để giảm thiểu aflatoxin. Cấu trúc mạch vòng của độc tố nấm mốc rất bền chắc. hầu hết các độc tố nấm mốc đều rất bền đối với nhiệt độ cao của quá trình chế biến thức ăn viên nhiệt độ lên gần 100oC vẫn không phá hủy được chúng.

b. Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi ánh sáng:

 

nh sáng mặt trời có tác dụng tốt để phá hủy aflatoxin nhưng nó không triệt để, vì ánh sáng chỉ có tác dụng bên ngoài của lớp thức ăn. Ở Ấn Độ, người ta nghiên cứu cho thấy sử dụng ánh sáng với cường độ trên 50.000 lux sẽ phá hủy có thể hoàn toàn cấu trúc aflatoxin.

c. Làm mất hiệu lực của aflatoxin bởi chất oxy hóa:

 

Một số tác nhân oxy hóa mạnh có thể phá hủy được mạch nối C-C của cấu trúc vòng làm cho độc tố nấm mốc trở nên ít độc hơn. Nghiên cứu ở Hoa Kì cho thấy bắp được xử lý Ozone ở lưu lượng 200 mg/phút trong thùng có chứa 30 kg bắp trong 92 giờ thì có đến 95% aflatoxin bị phá hủy. Tuy nhiên, việc khử độc tố nấm mốc bằng phương pháp này rất tốn kém đồng thời cũng oxy hóa các vitamin trong thực phẩm.

d. Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi NH3:

ĐT6

 

Sự khử độc bằng ammoniac dưới áp suất cao đã được thực hiện 1966, các tác giả đã sử dụng khí ammoniac dưới áp suất 1,5 –2 bars để khử độc bã dầu phộng và bã dầu hạt bông, một sự phá hủy gần như hoàn toàn. Bã dầu đã khử độc có một sự gia tăng hàm lượng nitơ, chủ yếu dưới dạng phi protein. Đây là yếu tố có lợi cho việc sử dụng tốt nguồn protein ở thú nhai lại. Ngược lại, có sự giảm nhẹ hiệu lực protein, do có sự phá hủy một phần cystine cần được lưu ý ở loài thú dạ dày đơn, nhất là ở gia cầm.

d. Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất hấp phụ bề mặt:

 

Một giải pháp khác ít tốn kém hơn mà cũng có thể cho kết quả tương tự là việc sử dụng các chất hấp phụ để kết dính độc tố loại thải ra ngoài theo phân, làm giảm thiểu tính độc hại của chúng.

6. Ñiều tiết khẩu phần ăn khi thú đã bị nhiễm độc độc tố nấm mốc:

 

Khi thú đã bị nhiễm độc aflatoxin rồi, đã chẩn đoán chính xác thì việc trước tiên ta phải thay đổi khẩu phần hoặc thức ăn hỗn hợp khác không bị nhiễm aflatoxin. Để cho thú phục hồi sức khỏe nhanh chóng, chúng ta nên bổ sung điều chỉnh khẩu phần, trợ giúp cơ thể khắc phục nhanh chóng hậu quả việc ngộ độc aflatoxin. Sau đây là một số khuyến cáo đã được nghiên cứu:

Tăng acid amin có chứa lưu huỳnh (Methionin và Cystein) giúp cho cơ thể tạo nhiều glutathione giải độc cho cơ thể.

Cung cấp thêm cholin vào thức ăn trên cương vị là một nguồn cung cấp nhóm methyl giúp cơ thể chống lại sự thoái hóa mỡ gan.

Nếu thức ăn đã có nhiễm độc tố ochratoxin thì việc bổ sung thêm phenylalanin sẽ có cải thiện hơn tình trạng sức khỏe của thú.

Bổ sung thêm vitamin vào khẩu phần giúp nâng cao sức chống chọi của cơ thể đối với độc tố.

Cung cấp thêm selen và vitamin E giúp chống oxy hóa sinh học trong cơ thể để bảo vệ tế bào.