Mùi, trước hết là một sự đáp ứng chủ quan; ít có mùi nào thơm hoặc thối một cách hoàn toàn. Con người phản ứng với mùi tuỳ theo thói quen và kinh nghiệm trước kia của họ. Người sản xuất thịt heo có được yếu tố này khi họ duy ttrì một hình tượng của sự trách nhiệm và năng suất sản xuất. Những người điều khiển những chuồng trại được duy trì tốt và hấp dẫn (họ đã duy trì một thái độ hợp tác chung) ít khi phàn nàn về mùi. Mùi thường trở thành vấn đề song song với phàn nàn về ô nhiễm nước, ruồi, tiếng ồn và những vấn đề khác khi có sự lựa chọn vị trí sai lầm, thiết kế chuồng trại không đúng hoặc quản lý khhông đầy đủ.
Những phối hợp bắt nguồn từ chuồng heo không bao giờ vượt quá những tiêu chuẩn về không khí an toàn và không nguy hiểm đối với con người. Tuy nhiên, trong những tình huống nhất định, như khuấy trộn hầm phân, nồng độ khí độc có thể tăng lên. Do đó, các mùi là những chất ô nhiễm khó chịu, cần phải được xem xét. điều quan trọng là cường độ, thời gian và tần số phát sinh. Trong một cộng đồng nông nghiệp, có thể chấp nhận được khi mùi súc vật thỉnh thoảng được nhận biết, nhưng sẽ dấy lên những phàn nàn gắt gao khi cường độ hoặc tần số xuất hiện vượt quá giới hạn cho phép.
I. NGUỒN GỐC CỦA MÙI
Mùi từ các chuồng nuôi heo bốc lên dữ dội là do phân bị phân huỷ. Mùi phân còn tươi nói chung ít khó chịu hơn so với mùi bốc ra từ phân đã trải qua sự phân huỷ yếm khí hoặc tự hoại. Bản chất chính xác của mùi này là chức năng của khẩu phần cho gia súc ăn, sự trao đổi chất của con vật và những điều kiện môi trường mà trong đó xảy ra sự phân huỷ. Do đó những chuồng cá thể có các mùi khác nhau; những vùng yếm khí có mùi dễ phân biệt với mùi của các hầm phân sâu hoặc của các nhà đã đổ nát.
Sự thối rữa của phân không phải là nguồn gốc duy nhất của mùi. Những chất liệu thức ăn thối rữa cũng tạo nên mùi khó chịu. Một số phụ phẩm của chế biến thực phẩm dùng cho gia súc ăn, cũng đặc biệt bốc mùi khó chịu. Những chất thải của nhà máy đồ hộp đã lên men, nước sữa lỏng, nội tạng đã nấu và những chất liệu khác có thể thối rữa đáng được chú y. Tuy vậy, nên nhớ rằng cho gia súc ăn những phụ phẩm này thường là cách sử dụng chúng tốt nhất, vì đã chuyển chúng thành những thức ăn có giá trị dinh dưỡng.. Chi phí của việc giải quyết vấn đề mùi cần được cân bằng so với lợi ích của việc sử dụng những cái (về mặt khác) có thể là một nguồn tài nguyên đã bị loại bỏ cùng với chi phí môi trường vốn có của nó.
Những nguồn gốc khác của mùi bao gồm súc vật chết không chôn ngay (hoặc không mang đi nơi khác), phun thuốc sâu vào những chuồng trại có chứa phân. Mỗi một mùi từ những nguồn này có thể giải quyết bằng những cách thích hợp.
II. ĐO VÀ PHÂN TÍCH MÙI
Có nỗ lực đáng kể trong việc tìm hiểu những phức hợp do sự thối rửa của phân tạo nên. Khi thoát vào không khí, những khí này là các cấu thành của mùi amoniac, hydro sunphua, skaton, indon và các mêcatan là phổ biến nhất. Tuy có giá trị trong việc tìm hiểu những phức hợp này khi chúng lan tỏa, nhưng còn bị hạn chế trong việc xây dựng một chương trình khống chế mùi.
Sự đo lường mùi hữu dụng hơn cả là cường độ mùi (thường được đo trên đồng ruộng với một cm). Dụng cụ này gồm một hộp bằng thủy tinh pletxi treo trước mũi, do đó chỉ hít vào một luồng khí đã được lọc một lớp than hoạt. Đứng cạnh khu vực kiểm tra và hít qua dụng cụ này, có thể giữ được phức hợp mùi từ lỗ mũi. mở một cách có chọn lựa những cửa có khí không được lọc, bạn có thể xác định tỷ lệ của khí không mùi hòa lẫn một thể tích khí có mùi thành nồng độ có thể phát hiện rõ rệt. Kỹ thuật này làm cho việc nghiên cứu cường độ mùi có thể thực hiện được. Phương pháp nghiên cứu này có thể dùng để dẫn chứng những thay đổi về cường độ mùi.
Đo và nghiên cứu tần số phát hiện mùi được sử dụng rộng rãi để đánh giá những vấn đề về mùi. Sự tiếp cận này nhằm cố gắng xác định tỷ lệ thời gian mà mùi có thể được phát hiện tại vị trí mà người nghiên cứu đang đứng. Ví dụ một ngôi nhà ở gần một cơ sở chăn nuôi heo, có thể là quan trọng, nếu nghiên cứu tỷ lệ thời gian (ví dụ 5, 10, 20%) mà mùi có thể được phát hiện tại đó. bằng cách tham khảo những tài liệu về hướng và tốc độ gió, nhiệt độ và độ ẩm tương đối, có thể nghiên cứu được sự phân bố hoặc tần số của mùi. Sự tính toán này là hữu ích trong việc ước định tính nghiêm trọng của vấn đề mùi.
III. NGUYÊN TẮC CỦA KHỐNG CHẾ MÙI
Tuy rằng các mùi gần như bí ẩn và khó quản lý, nhưng những nguyên tắc của việc hình thành và khống chế mùi là tương đối ít và không phức tạp. Đối với một mùi được phát hiện cuối chiều gió, những phức tạp mùi phải (a) được hình thành, (b) tỏa vào khí quyển và (c) được chuyển về phái thể tiếp nhận. Ba bước này là cơ sở để khống chế phần lớn mùi. Nếu một bước nào đó bị ức chế, mùi sẽ mất.
Vì sự hình thành phức hợp mùi nói chung là sản phẩm của sự phân hủy sinh học, các bước để đình chỉ sự hình thành mùi, nói chung là ức chế hoạt tính sinh học. Giảm độ ẩm là kỹ thuật phổ biến nhất bằng cách duy trì một bề mặt che phủ phân trong điều kiện khô (độ ẩm dưới 40%), sự phân hủy sinh học yếm khí nói chung bị ngừng lại; các mùi lập tức thịnh hành nhất sau cơn mưa và bề mặt của phân tích nước sau một thời gian dài. những chất ức chế khác của hoạt động sinh học của phân súc vật gồm sự clo hóa, sự điều chỉnh pH và trong thiên nhiên, là sự khống chế nhiệt độ.
Mặc dù sự phức hợp mùi có thể hình thành trong phân hoặc trong các hệ thống bảo quản phân, nhưng ít xảy ra những ca thán trừ phi những phức hợp này tỏa vào trong khí quyển. Những biện pháp phổ biến nhất để ức chế sự lan tỏa các phức hợp mùi giữ bề mặt chất lỏng và khí quyển nằm bên trên. Sự trao đổi qua lại này có thể bị giảm thấp bằng cách thay đổi trạng thái hóa học của phức hợp có liên quan nhiều nhất.
Ví dụ trong những khu vực mà khí H2S là vấn đề chủ yếu, việc bổ sung đá vôi hoặc nguyên liệu kiềm khác sẽ làm giảm độ bay hơi của H2S. Tuy vậy, với cách này, nên thử với quy mô nhỏ để biết chắc việc điều chỉnh hóa học sẽ cải thiện được mùi thối khá hơn so với dùng chất khác.
Một cách khác để ngăn cản mùi là ức chế sự chuyển vận mùi phân (từ vị trí sản sinh và vị trí lan tỏa) đến khu vực mà nơi đó cần khống chế mùi. sự vận chuyển mùi bị ức chế trong một số khu vực bằng cáh lắp đặt những bình bơm phun có nhiệm vụ lọc các chất liệu tạo mùi ra khỏi không khí và bằng cách lắp đặt những tấm chắn có thể làm hỗn hợp hoàn toàn các chất liệu mùi với không khí có mùi để có được một sự hòa loãng đầy đủ. Phương pháp được áp dụng ở mức hạn chế với mùi cuả chăn nuôi súc vật, nhưng được sử dụng rộng trong công nghiệp.
IV. KỸ THUẬT KHỐNG CHẾ MÙI
Có lẽ biện pháp nghiêm ngặt và hiệu quả nhất để làm giảm những sự ca thán về mùi xảy ra từ sự lựa chọn vị trí ban đầu. Tuy khó xác định được một chu vi mà qua đó mùi không gây ảnh hưởng, nhưng người chăn nuôi heo cần phải coi trọng việc khống chế mùi ngay từ khi chọn vị trí lập trại. Những vị trí gần với những khu dân cư, các liên hiệp xí nghiệp thương mại và những nơi vui chơi giải trí là những nơi cần tránh. Một vị trí có thể thích hợp một cách lý tưởng cho chăn nuôi gia súc về mặt giao thông vận tải, cung ứng thức ăn và điều hòa theo vùng, nhưng lại không thích hợp nếu nơi đó đang phát triển hoặc có dự án phát triển khu vực.
Có mối liên hệ chung giữa sự cảm thụ phiền toái của mùi, không cách ly và qui mô của chuồng nuôi heo. Những chuồng nuôi 1000 con (hoặc ít hơn) với khoảng cách ¼ dặm, thì giảm nguy cơ ca cthán về mùi. Với những cơ sở lớn hơn, khoảng cách ly khoảng ½ dặm là cần thiết cho sự bảo vệ được đầy đủ.
Địa hình là một yếu tố khác cần quan tâm khi lựa chọn vị trí. Chuồng trại trong một thung lũng hẹp có chiều hướng làm cho mùi lan xuống theo sườn dốc với sự hòa tan tương đối thấp. Nên tránh những vị trí như vậy nếu có nhà ở hoặc những vị trí khác mẫm cảm với mùi lại nằm ở dưới sườn dốc.
Tuy hướng gió là quan trọng trong việc đánh giá một vị trí hạn chế mùi, nhưng phần lớn các địa phương có gió từ nhiều hướng trong cả năm. Nếu đơn thuần lấy vị trí cuối hướng gió thì không đủ. Người ta có thể thăm dò tỷ lệ thời gian mà gió thổi từ nơi có mùi đến nơi nghi vấn và từ đó đưa ra một quyết định hợp lý hơn về tính thích hợp của vị trí. Nơi nào chỉ lấy một mình khoảng cách làm tiêu chuẩn, cũng nên nhớ rằng mùi có thể lan truyền trên một dặm về cuối chiều gió nếu điều kiện khí hậu cho phép. Nếu những điều kiện này chưa đủ lắm và sự thiệt hại còn nhẹ thì không nên cản trở việc xây dựng.
Cơ hội thứ hai để giảm mùi được tiến hành trong khi thiết kế và xây dựng chuồng trại bằng cách áp dụng những nguyên lý khống chế mùi, có thể giảm đến mức thấp nhất khả năng bốc mùi. Nếu thiết kế những phần ngoài trời và tháo hết nước những chuồng cần khống chế (mà những chuồng này được xây dựng ở xa khu vực nhạy cảm với mùi) như vậy sẽ giảm được mùi. Ở những cơ sở mà chuồng che mái, các phương pháp dọn phân ra khỏi chuồng, vận chuyển và sử dụng phân là quan trọng nhất đối với việc khống chế mùi. Heo cũng cần được giữ sạch và khô. Để thực hiện những điều đó nên bã cần có rãnh, dội sạch cặn bã, thường xuyên cạo sạch hàng rào, chấn song. Những hầm chứa được đậy kín sẽ khống chế sự bốc mùi từ phân ủ. Nơi nào thấy cần xử lý và xem việc khống chế mùi là quan trọng, các hệ thống háo khí như các hào rãnh oxy hóa và các phương tiện thông tin bề mặt nổi, mặc dù có đắt hơn, nhưng lại có hiệu quả trong việc chặn đứng sự bốc mùi.
Việc vận hành và quản lý một chuồng nuôi súc vật cũng tạo một cơ hội rõ rệt cho việc khống chế mùi. Việc duy trì sự hoạt động các hệ thống có lẽ quan trọng nhất. Những bồn chứa phân tràn ra ngoài, ống nước bị rò, bờ ao chứa hoặc đê ngăn bị vỡ là những nguyên nhân phổ biến nhất của việc ca thán về mùi.
Những hồ xử lý phân heo yếm khí là mối quan tâm đặc biệt trong việc khống chế mùi. Những hồ được thiết kế và quản lý đúng đắn thì không thải mùi ra những hãn hữu cũng gây nên vấn đề về mùi. Những hồ phân quá đầy hoặc tổn nhổn thường có mùi khó chịu. Nơi nào dùng những hồ có nhiều ngăn, điều quan trọng là các ngăn chứa phân tươi, không được chứa quá mức như đã đề nghị đối với khu vực đặc biệt. Mùi của hồ yếm khí là phổ biến nhất trong mùa xuân và đầu hạ khi nhiệt độ nước nóng lên và phân trãi qua sự phân rã nhanh chống. Còn có cách khác là tạo đủ sự thoáng bề mặt nhằm duy trì bề mặt của hồ trong điều kiện háo khí.
Nơi nào có điều kiện, bố trí các hồ càng xa càng tốt các khu dân cư, đường xá và những khu vực khác nhạy cảm về mùi. Những khoảng cách đệm là đặc biệt quan trọng khi dùng những hổ yếm khí. Một cách hữu ích là tăng gấp đôi khoảng cách đệm thông thường này. Nhờ đó có thể lựa chọn những hồ yếm khí không thích hợp dùng cho những chuồng lớn (trên 1000 heo) hơn là tìm những vị trí xa nhất. Che đậy các hồ để khỏi nhìn thấy, cũng có ích.
Nhựng kỹ thuật được bố trí và phân định thời gian cũng quan torng5 cho việc khống chế mùi. Khi bón phân cho đồng ruộng, điều quan trọng là chọn cánh đồng ở cuối gió so với khu dân cư trong ngày bón phân. Bón phân buổi sáng thì tốt hơn lúc chiều tối, vì chiều tối thì ít thời gian cho phân khô. Những dân cư ở gần nói chung nhạy cảm nhất về mùi vào lúc sẩm tối khi mà họ ở ngay chổ tiêu khiển ngoài trời. Khi việc bón phân là cần thiết và việc khống chế mùi nghiêm ngặt, việc dồn phân ngay lập tức có thể giảm thấp mùi một cách có hiệu quả. Khi đất đai cho phép và nếu dân cư ở quá gần, bón trực tiếp phân vào trong đất là một kỹ thuật có giá trị.
V. HÓA CHẤT KHỐNG CHẾ MÙI NÓI CHUNG LÀ MỘT TRONG BỐN GIAI ĐOẠN SAU:
Thuốc ngụy trangcó mùi mạnh hơn và được ưa chuộng hơn so với mùi được ngụy trang. Những hóa chất này được dùng bằng cách phun khí dung hoặc xịt trực tiếp vào nơi có mùi. Cách tốt nhất là phun chúng theo từng đợt và chỉ duùng khi cần ngăn chặn mùi quá khó chịu.
Sau khi dùng lâu dài, những người xung quanh có thể phát hiện ra mùi của thuốc nguy trang còn hôi hám hơn là mùi phức hợp ban đầu. Có thể dự đoán rằng thuốc nguy trang nói chung là hiệu quả nhất trong những tập hợp thuốc khống chế mùi.
Chất trung hòa mùi: là những chất có tác dụng qua lại với mùi và làm giảm cường độ mùi. Vì có tính biến động lớn trong những khí có mùi nên những hợp chất này có tác dụng còn bị hạn chế.
Những hóa chất hấp thụ mùi:đã được thăm dò trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm hẹp trên thực địa, đã có những khích lệ. Những chất này thành công nhất khi chất bột hoặc hạt hấp thụ được trãi trên bề mặt rắn để ngăn ngừa sự bốc hơi của những khí đã định.
Những sản phẩm emzymđược tạo nên thay đổi những hoạt động sinh học (kể cả sự thối rửa của phân) có khả năng khống chế mùi. Nhưng còn ít tài liệu về những chất này và kết quả của chúng còn thất thường.
Những kỹ thuật khác còn có hệ thống phun vòng bên ngoài và lập hàng rào chắn gió để phân tán mùi và che các xí nghiệp chăn nuôi cho khuất tầm nhìn. Những cách này cách khác còn được thử nghiệm đối với nơi nào việc khống chế mùi là đặc biệt nghiêm trọng và chi phí bổ sung còn có thể chịu đựng được.